Ưu nhược điểm, phân biệt các hệ thống điện mặt trời

5

Th7

Ưu nhược điểm các hệ thống điện năng lượng mặt trời và cách phân biệt

Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại thì việc ô nhiễm môi trường đang rất cấp thiết. Nên việc sử dụng các nguồn năng lượng điện xanh đang được các nước phát triển sử dụng rất phổ biến. Hiện tại các nước đang phát triển như chúng ta cũng dần đang tiếp cận các công nghệ điện xanh rất nhanh. Từ các cánh đồng gió đến các hệ điện năng lượng mặt trời. Đối với điện năng lượng mặt trời có rất nhiều loại hình tiêu biểu như: ĐNLMT hòa lưới, ĐNLMT hòa lưới bám tải, ĐNLMT độc lập, ĐNLMT hòa lưới bám tải có lưu trữ,… Hôm nay chúng ta cùng phân biệt các hệ thống trên có các ưu nhược điểm gì nổi bật.

1. Điện năng lượng mặt trời hòa lưới(Ongrid)

hệ thống điện mặt trời hòa lưới
ĐNLMT hòa lưới
  • Ưu điểm:

– Là hệ thống chuyển hóa từ nhiệt năng thành điện năng ít tốn chi phí nhất. Hệ thống chỉ cần tấm pin năng lượng mặt trời chuyển hóa nhiệt năng từ mặt trời sang dòng điện DC. Sau đó đi vào inverter năng lượng mặt trời. Sau đó inverter sẽ chuyển điện DC thành điện AC cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện. Nếu dư sẽ đẩy lên lưới điện.

– Lượng điện năng dư thừa sau khi đẩy lên lưới sẽ qua đồng hồ 2 chiều. EVN sẽ thanh toán theo số điện mà hệ thống đã đẩy được lên lưới và thanh toàn tiền tạo thu nhập thụ động cho chúng ta.

– Về phần lắp đặt hệ thống cũng rất đơn giản dễ lắp ráp. Không yêu cầu kinh nghiệm nhiều chỉ cần biết cơ bản về điện là đã có thể lắp được 1 hệ thống hoàn chỉnh.

  • Nhược điểm:

– Hệ thống hòa lưới thì cần phải đợi công văn thu mua điện của nhà nước. Sau đó chúng ta đăng ký với EVN hợp đồng mua bán điện. Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký thu mua. Thì bên EVN sẽ xuống kiểm tra về mức độ an toàn điện, công xuất lắp đặt có như hợp đồng đăng ký không. Và các chứng chỉ kiểm định an toàn cháy nổ của phòng PCCC. Hoàn thành được các đều trên thì bên EVN sẽ cấp 1 đồng hồ 2 chiều để do lượng điện năng được đẩy lưới và thanh toán tiền theo hợp đồng.

– Thêm 1 nhược điểm nữa cũng khá quan trọng là tất cả các inverter hòa lưới đều cần lưới điện AC để duy trì hoạt động. Nên khi xảy ra tình trạng mất điện thì inverter cũng sẽ tắt đi.

– Nhược điểm nói chung của các hệ năng lượng mặt trời là phụ thuộc vào nắng rất nhiều

2. Điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải(Bám tải)

hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải
hòa lưới bám tải
  •  Ưu điểm:

– Tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ trong gia đình, sản xuất,…

– Dễ lắp đặt bảo trì bảo dưỡng.

– Giá thành rẻ.

– Không cần phải thông qua EVN khi lắp đặt hệ thống.

  • Nhược điểm:

– Do hệ thống sử dụng inverter hòa lưới lắp thêm metter bám tải nên chỉ sử dụng để tiết kiệm lượng điện năng khi có năng PV tạo ra điện. Khi mất điện thì hệ thống cũng ngưng hoạt động kể cả ban ngày lúc đang có nắng.

– Tận dụng không triệt để lượng điện năng do PV sản sinh ra.

3. Điện năng lượng mặt trời độc lập(Offgrid)

HỆ nlmt OFFGRID

  • Ưu điểm:

– Là hệ thống hoạt động độc lập không cần điện lưới

– Có thể lắp ở những nơi chưa có điện lưới.

– Tiện lợi có thể duy chuyển 1 cách dễ dàng từ nơi này sang nơi khác.

  • Nhược điểm:

– Là hệ thống độc lập nên phụ thuộc rất nhiều vào PV và bình lưu trữ điện.

– Giá thành vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm. Giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc kéo điện lưới ở những vùng chưa có lưới điện quốc gia. Nhược điểm là giá thành sẽ rất cao nếu chúng ta sử dụng các thiết bị lớn như máy bơm, đều hòa, máy lạnh,…

– Chỉ sử dụng được các thiết bị nhỏ trong gia đình như TV, tủ lạnh, đèn quạt,…

4. Điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải có lưu trữ( Hybrid)

https://batterysolar.com.vn/ung-dung-dien-mat-troi-hybrid/

  • Ưu điểm:

– Có thể sử dụng đa chức năng với các dòng inverter hybrid như chạy hòa lưới, hòa lưới bám tải và độc lập khi mất lưới điện.

– Rất tiện lợi cho các khu vực điện lưới yếu hay mất điện hệ thống sẽ chạy liên tục. Bù lại áp khi lưới điện yếu và cung cấp điện cho tải sử dụng khi mất điện lưới.

  • Nhược điểm:

– Giá thành cao đối với inverter Hybrid pin lưu trữ lithium.

– Lắp đặt khó cần thợ có tay nghề chuyên môn để tránh xảy lỗi trên inverter và sự cố ngoài ý muốn khi đấu điện AC.

– Các dòng inverter Hybrid chỉ chạy được gấp 2 theo công xuất của inverter Hybrid khi có lưới điện. Và chạy đúng công xuất inverter khi mất điện.

-Phụ thuộc rất nhiều vào pin lưu trữ có đủ cấp cho tải khi mất điện lưới.

5. So sánh 3 hệ điện mặt trời On-grid, Off-grid và Hybrid

Dưới đây là bản so sánh sự khác biệt giữa điện mặt trời on grid, off grid, hybrid. Để có thể giúp gia đình hiểu rõ hơn về các hệ thống năng lượng từ mặt trơi và hoạt động của nó.

 

ON-GRID

OFF-GRID

HYBRID

Đặc điểm
  • Không dùng acquy
  • Phụ thuộc vào điện lưới
  • Điện lưới bị cắt thì sẽ mất điện
  • Dùng acquy trữ điện
  • Hoạt động độc lặp không phụ thuộc vào điện lưới
  • Khi ko sản xuất đủ điện cũng có thể bị mất điện
  • Cần acquy trữ điện
  • Không phụ thuộc vào điện lưới
  • Điện được duy trì dù điện lưới hoạt động hay không
Chi phí đầu tưThấp nhấtChi phí cao ( mua thêm bình ắc quy hoặc pin để lưu trữ điện)Chi phí cao ( nhưng vẫn rẻ hơn về hệ thống off-grid )
Đối tượng phù hợp
  • Hộ gia đình
  • Doanh nghiệp nhỏ
  • Vùng sâu xa nơi điện lưới không thể kéo tới
  • Nơi quan trọng cũng như nơi cần lưu trữ thông tin cần thiết

Mỗi kiểu hệ thống điều có nhứng ưu và nhược điểm riêng. Do đó, gia đình cần xem xét trước khi quyết định để có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nào hiện này. Cũng như các chi phí đầu tư và các phụ kiện cần tìm hiểu thông tin để lựa chọn lắp đặt dự án.

 

LH trực tiếp hotline để được tư vấn và báo giá

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related

Posts